Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử
Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử
Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử
Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử
Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử
Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử
Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử
Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 02043.886.110

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: phongvhtt_sondong@bacgiang.gov.vn

Địa chỉ: Thị trấn Tây Yên Tử, Huyện Sơn Động, Tỉnh Bắc Giang

Đến với Bắc Giang, một trong những điểm du lịch không thể bỏ qua đó là Khu du lịch tâm linh sinh thái Tây Yên Tử. Đây là điểm đến cuối cùng trong hành trình Tour du lịch “Theo dấu chân Phật hoàng” đang được tỉnh Bắc Giang tập trung phát triển.  Khu Du lịch Tâm linh - Sinh thái Tây Yên Tử thuộc thị trấn Tây Yên Tử huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, cách TP Hà Nội khoảng 140km về hướng Đông Bắc. Từ Hà Nội, quý khách di chuyển theo tuyến cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, đến nút giao TP Bắc Giang thì rẽ phải vào tỉnh lộ 293 - đường Tây Yên Tử (hay còn gọi là đường tâm linh), đi theo biển báo chỉ dẫn khoảng 70km là đến Khu Du lịch.  Khi nói tới Tây Yên Tử phải nói tới dòng thiền Trúc Lâm. Thiền phái Trúc Lâm là dòng thiền mang triết lý thuần Việt, do Phật Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập ở thế kỷ XIII. Thiền phái Trúc Lâm là linh hồn của hệ thống non thiêng Yên Tử, nó trở thành niềm tự hào của mỗi người dân đất Việt. ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Đến với Bắc Giang, một trong những điểm du lịch không thể bỏ qua đó là Khu du lịch tâm linh sinh thái Tây Yên Tử. Đây là điểm đến cuối cùng trong hành trình Tour du lịch “Theo dấu chân Phật hoàng” đang được tỉnh Bắc Giang tập trung phát triển.

 Khu Du lịch Tâm linh - Sinh thái Tây Yên Tử thuộc thị trấn Tây Yên Tử huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, cách TP Hà Nội khoảng 140km về hướng Đông Bắc. Từ Hà Nội, quý khách di chuyển theo tuyến cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, đến nút giao TP Bắc Giang thì rẽ phải vào tỉnh lộ 293 - đường Tây Yên Tử (hay còn gọi là đường tâm linh), đi theo biển báo chỉ dẫn khoảng 70km là đến Khu Du lịch.

 Khi nói tới Tây Yên Tử phải nói tới dòng thiền Trúc Lâm. Thiền phái Trúc Lâm là dòng thiền mang triết lý thuần Việt, do Phật Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập ở thế kỷ XIII. Thiền phái Trúc Lâm là linh hồn của hệ thống non thiêng Yên Tử, nó trở thành niềm tự hào của mỗi người dân đất Việt. Hành hương về Tây Yên Tử, du khách vừa được chiêm bái thắng tích tôn giáo nổi tiếng và cảm nhận vẻ đẹp bình yên, thơ mộng của vùng đất Bắc Giang.

Hiện tại khu vực Tây Yên tử còn lưu lại nhiều di tích, công trình lịch sử-văn hóa liên quan đến tôn giáo, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, nhất là vào thời Lý-Trần. Với hệ thống các chùa tháp, di tích lịch sử-văn hóa và sự kỳ vĩ của núi rừng trùng điệp, thảm thực vật và nhiều loài động vật phong phú đã tạo nên một Yên Tử đầy tiềm năng. Cùng với Đông Yên Tử của Quảng Ninh, Tây Yên Tử Bắc Giang được phối hợp, kết nối thành quần thể danh thắng Yên Tử thống nhất, tạo điều kiện cho phát triển du lịch, phát huy các di sản văn hóa mà cha ông ta để lại.

Khu du lịch Tây Yên Tử được khởi công xây dựng năm 2014 và đưa vào khai thác giai đoạn I năm 2019. Khu du lịch được ưu ái nằm bên khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử với hàng nghìn hecta rừng nguyên sinh cùng nhiều loài động vật hoang dã. Đây chính là lợi thế trong việc mang đến cho du khách cả nước những trải nghiệm khác biệt trong suốt quá trình tham quan, hành hương về vùng đất Phật. Quy hoạch tổng thể của KDL được chia thành 02 phân khu chức năng: phân khu tham quan sinh thái – tâm linh và phân khu nghỉ dưỡng sinh thái – giải trí. Phân khu tham quan sinh thái – tâm linh gồm các hạng mục chính như: quảng trường trung tâm, vườn ngũ hành, đồi vô cực – hệ thống 10 bức tượng tái hiện hành trình cuộc đời Phật hoàng, tuyến cáp treo, chùa Hạ và chùa Thượng. Ngoài ra, ở phân khu này còn có một số công trình dịch vụ khác như bãi đỗ xe, hồ điều hòa, nhà hàng ven suối…

Lộ trình tham quan Khu du lịch của quý du khách sẽ bắt đầu tại khu vực quảng trường trung tâm. Công trình nổi bật và đồng thời là biểu tượng của Khu du lịch là công trình tái hiện Hoàng thành Thăng Long dưới thời nhà Trần. Công trình này được xây dựng theo thiết kế mẫu của Hoàng thành Thăng Long tại Hà Nội, gồm 3 tầng: tầng 1 là khu vực tổ chức các hoạt động triển lãm, trưng bày; tầng 2 là khu vực làm việc và tiếp khách của Ban Quản lý; tầng 3 là sân ngắm cảnh và chụp ảnh. Đứng trên tầng 3, du khách có thể nhìn bao quát toàn bộ sân quảng trường phía trước cùng với đó là vườn tứ đại (4 yếu tố cấu thành nên vật chất trong quan điểm Phật giáo: đất, nước, gió, lửa) và biểu tượng Mandala Phật giáo cỡ lớn tại sân quảng trường phía sau và dấu tích bàn chân Phật. Bên cạnh khu vực quảng trường trung tâm là đồi vô cực và 10 bức tượng tái hiện hành trình cuộc đời của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Sở dĩ gọi đồi vô cực là bởi trên đồi cỏ này là 1 vòng vô cực không có điểm đầu cũng như không có điểm cuối. Theo tinh thần Phật giáo, vòng vô cực thể hiện sự xoay vòng liên tục của con người giữa những cảm xúc hỉ-nộ-ái-ố, giữa những suy nghĩ, lo lắng về cuộc sống mà không có lối thoát. Và Phật hoàng Trần Nhân Tông lúc chưa xuất gia tu hành cũng không đứng ngoài vòng vô cực này. Từ vòng vô cực, du khách đi theo lối đi bằng đá xanh để tham quan 10 bức tượng lớn tái hiện cuộc đời của Phật hoàng Trần Nhân Tông từ khi sinh ra đến khi lên ngôi hoàng đế rồi xuất gia lên Yên Tử tu hành và hóa Phật tại đây. Thông qua các bức tượng này, du khách sẽ một lần nữa được tìm hiểu về các mốc lịch sử hào hùng của dân tộc trong thời kỳ kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc, đồng thời được tìm hiểu một cách đầy đủ về hành trình tu tập và sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Sau khi kết thúc tham quan khu vực quảng trường trung tâm và đồi vô cực, du khách lên xe điện di chuyển sang tham quan chùa Hạ. Chùa Hạ có tên chữ là Phật Quang thiền tự, từ ngoài vào lần lượt là: Cổng tam quan, sân chùa, tòa bái đường, tòa thiêu hương, chính điện, nhà tổ… và nổi bật là công trình tháp chuông Hoa Nghiêm cao 36m, tổng diện tích 8.000m2, được thiết kế mô phỏng đoá Sen đang nở giữa hồ nước thể hiện cho sự thanh tịnh, sáng suốt trong giáo lý nhà Phật. Đứng tại khu vực chùa Hạ, du khách có thể nhìn bao quát quan cảnh thị trấn Tây Yên Tử,  khu vực cầu cảnh quan, nhà ga cáp treo và tuyến cáp treo chạy lên đỉnh núi. Vào những ngày thời tiết quang mây, du khách có thể nhìn thấy chùa Đồng tọa trên mỏm núi cao nhất của dãy Yên Tử.

          Tiếp theo hành trình, quí khách sẽ đi bộ qua cầu cảnh quan bắc qua dòng suối Nước trong để sang nhà ga đi của tuyến cáp treo để lên đỉnh núi. Tuyến cáp treo của Tây Yên Tử có độ dài 2,1km có thống 45 cabin phục vụ chuyên chở du khách. Trong quá trình di chuyển từ chân núi lên, du khách được ngắm trọn vẹn cảnh quan của Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử.

          Từ nhà ga cáp treo, du khách đi bộ khoảng 200m theo lối bậc đá sẽ đến cổng tam quan của chùa Thượng (hay còn gọi là Linh Thông thiền tự). Tam quan chùa Thượng gồm 2 tầng, tầng trên là gác chuông. Từ tam quan, du khách đi theo lối đi ở 2 bên cạnh để lên chính điện. Chính điện chùa Thượng được xây dựng theo kiến trúc chữ Đinh, phần lớn được dựng từ gỗ, lợp ngói hoa sen. Thời tiết nhiều sương gió, mây mù đã tạo cho chùa Thượng một vẻ cổ kính, trầm mặc và thanh tịnh. Trong chính điện chùa Thượng, phía bên ngoài là ban thờ Tam Bảo, Đức ông, Đức Thánh hiền và 2 Hộ pháp. Bên trong là ban thờ 03 vị sư tổ đầu tiên của Thiền phái Trúc Lâm: Phật hoàng Trần Nhân Tông, tôn giả Pháp Loa và tôn giả Huyền Quang. Sau khi thắp hương lễ Phật, du khách có thể nghỉ ngơi trước sân chùa, ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Yên Tử, tận hưởng không khí vô cùng mát mẻ và trong lành.

          Từ chùa Thượng du khách có thể tiếp tục đi theo những bậc đá xuyên qua khu vực rừng trúc tịch mịch để đến với chùa Đồng trên đỉnh non thiêng Yên Tử có độ cao 1.068 mét so với mực nước biển. Vào những ngày trời quang mây, nắng ráo, du khách có thể nhìn thấy toàn bộ khu vực thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và khu vực cửa biển. Vào những ngày thời tiết lạnh hơn bên dưới chân núi là những thung lũng phù vân bồng bềnh, huyền ảo như trong xứ sở thần tiên..../.

                                                                  

                                                                                          Hà Yến

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí