Những ngày này, tại trang trại nhà ông Nguyễn Văn Hữu, thôn Xẻ Cũ, xã Thanh Hải (Lục Ngạn), khách nườm nượp đến tham quan, trải nghiệm vườn cam, bưởi. Khách đến đây, ngoài thỏa sức chụp ảnh dưới những tán cam, bưởi sai trĩu quả còn được thưởng thức trái cây miễn phí. Tại đây có gian trưng bày, bán mật ong, mỳ Chũ, rượu Kiên Thành, vải thiều khô... để khách mua làm quà biếu.
Những ngày này, tại trang trại nhà ông Nguyễn Văn Hữu, thôn Xẻ Cũ, xã Thanh Hải (Lục Ngạn), khách nườm nượp đến tham quan, trải nghiệm vườn cam, bưởi. Khách đến đây, ngoài thỏa sức chụp ảnh dưới những tán cam, bưởi sai trĩu quả còn được thưởng thức trái cây miễn phí. Tại đây có gian trưng bày, bán mật ong, mỳ Chũ, rượu Kiên Thành, vải thiều khô... để khách mua làm quà biếu.
Khu nhà sàn 2 tầng diện tích khoảng 600m2 là nơi phục vụ du khách ngồi uống trà, thưởng thức hoa quả. Các tầng của nhà sàn bố trí bàn làm bằng trúc, có quạt điện, loa kéo tay để mọi người giao lưu văn hóa, văn nghệ, nếu khách có nhu cầu có thể nghỉ qua đêm. Nhà sàn vừa hoàn thiện vào tháng 10 năm nay, kinh phí đầu tư hơn 2 tỷ đồng. Ông Hữu hiện là Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Sản xuất nông nghiệp và Thương mại du lịch Thanh Hải với gần 10 thành viên tham gia. Gia đình ông có diện tích cam, bưởi lớn nhất trong số các thành viên của HTX (khoảng 10 ha), sản lượng quả năm nay ước đạt 300 tấn. "Năm ngoái, khách đến đây chỉ ngồi dưới lán nhỏ của gia đình, sức chứa vài chục người, hiện giờ chúng tôi có thể tiếp đón 200 khách cùng lúc" - ông Hữu nói. Lục Ngạn có diện tích gần 28 nghìn ha cây ăn quả các loại, được mệnh danh là “thủ phủ trái cây của miền Bắc”. Mùa cam, bưởi năm nay, UBND huyện Lục Ngạn chuẩn bị chu đáo các điều kiện để đón khách tham quan. Thay vì tổ chức hội chợ như mọi năm, huyện tổ chức Chương trình du lịch “Về miền quả ngọt Lục Ngạn” năm 2022. Cùng với trưng bày, giới thiệu trái cây tại khu vực quảng trường trung tâm (10 gian), UBND huyện Lục Ngạn lựa chọn 5 điểm, HTX du lịch tiêu biểu tham gia kết nối tổ chức các hoạt động để hút khách, gồm các điểm du lịch: Thôn Xẻ Cũ, xã Thanh Hải; thôn Gốc Vối, xã Trù Hựu; Bầu Tiên, thôn Đồng Giao, xã Quý Sơn; thôn Quý Thịnh, xã Quý Sơn; Làng Văn hóa Đông Bắc, thị trấn Chũ. Những điểm được chọn có vườn cây ăn quả đẹp, giao thông thuận tiện, nhà vườn bước đầu có kinh nghiệm làm du lịch. Tại các điểm đều có gian hàng trưng bày, bán sản phẩm, có đội văn nghệ sẵn sàng phục vụ, giao lưu với du khách. Cách làm này tạo điều kiện để du khách được trực tiếp tham quan vườn cây ăn quả, chụp ảnh, thưởng thức trái ngọt ngay tại vườn. Năm nay, diện tích trồng cam, bưởi toàn huyện hơn 4,4 nghìn ha, sản lượng quả ước đạt gần 52,4 nghìn tấn. Bà Nguyễn Thị Năm, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lục Ngạn cho biết, trong Chương trình "Về miền quả ngọt Lục Ngạn” năm nay, UBND huyện tổ chức nhiều hoạt động như: Khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, văn nghệ quần chúng, từ ngày 22 đến 27/11; hưởng ứng, kết nối các điểm du lịch của các HTX (tổ chức gian trưng bày giới thiệu sản phẩm đặc trưng, trải nghiệm, thưởng thức ẩm thực địa phương). Chương trình "Về miền quả ngọt Lục Ngạn" sẽ kéo dài đến hết tháng 1/2023. Trên địa bàn huyện có 29 HTX hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Các HTX đều xây dựng tour đón khách đến tham quan một số điểm trên địa bàn huyện như: Các vườn cây ăn quả đẹp, chùa Am Vãi, hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, thôn Bắc Hoa, làng nghề mỳ Chũ… Cách đây ít ngày, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với UBND huyện Lục Ngạn tổ chức khảo sát du lịch miệt vườn. Đoàn khảo sát có sự tham gia của gần 50 doanh nghiệp lữ hành, trong đó phần lớn doanh nghiệp làm du lịch có uy tín ở TP Hà Nội. Bà Trương Thị Hồng Quyên, Phó Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Trần Việt (Hà Nội): "Đây là lần đầu tiên, tôi được tham gia khảo sát vườn cây ăn quả tại huyện Lục Ngạn và khá bất ngờ trước vẻ đẹp của các vườn cam, bưởi. Tới đây, đơn vị có kế hoạch liên kết với các HTX du lịch cộng đồng của huyện đưa khách về tham quan, trải nghiệm". Đầu tư cho sản phẩm thế mạnh Ngoài vườn cây ăn quả, các khu, điểm du lịch khác cũng được huyện chỉ đạo quan tâm đầu tư, giúp khách du lịch có những trải nghiệm thú vị. Tại điểm du lịch Làng Văn hóa Đông Bắc, thị trấn Chũ, từ tháng 11/2022 đến nay đón khoảng 7 nghìn khách đến tham quan, trong đó 2/3 khách ngoài huyện. Nơi đây có hơn 4 nghìn hiện vật, đồ sinh hoạt cổ xưa, độc đáo của vùng văn hóa Đông Bắc được đơn vị quản lý sưu tầm; trưng bày một số sản phẩm OCOP của tỉnh và huyện Lục Ngạn. Khách đến tham quan nghe giới thiệu, thưởng thức ẩm thực độc đáo như: Xôi ngũ sắc, lợn quay, các món ăn từ ngựa, cá suối, rau rừng, rượu men lá... "Để hút du khách, chúng tôi đã thuê bãi đỗ xe khoảng 1 nghìn m2, đầu tư hệ thống đèn lồng, đèn trang trí xung quanh hồ nước, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, tôn tạo cảnh quan. Thông thường, điểm du lịch bố trí 8 nhân viên lễ tân, hướng dẫn viên, dịp này số lượng tăng gấp đôi. Chúng tôi hy vọng dịp này sẽ đón khoảng 20 nghìn lượt khách", Ông Lê Văn Tiến, Giám đốc HTX Làng Văn hóa Đông Bắc nói. Qua nắm bắt từ các HTX du lịch cộng đồng, từ tháng 10 đến nay có khoảng 50 nghìn du khách về huyện Lục Ngạn, dự báo từ nay đến hết tháng 12 là cao điểm mùa quả ngọt, lượng khách sẽ tăng mạnh. Đây là những tín hiệu tích cực, khẳng định huyện Lục Ngạn hấp dẫn đối với du khách. Mùa cam, bưởi năm nay, huyện phấn đấu đón từ 100 đến 120 nghìn khách du lịch. Nhằm thu hút khách đến với huyện Lục Ngạn nhiều hơn, thời gian tới, UBND huyện chỉ đạo tiếp tục lựa chọn các điểm, sản phẩm du lịch có thế mạnh để đầu tư. Định hướng các HTX xây dựng điểm du lịch với nhiều hoạt động vui chơi, trải nghiệm, tạo điểm nhấn, sự khác biệt để giữ chân du khách. Ông Trương Văn Năm, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, cùng với quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, huyện sẽ chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, đặc biệt là giao thông, điện, viễn thông, lưu trú; nâng cao trình độ, kỹ năng làm du lịch cho người dân. Qua đó góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương, đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ, làm gia tăng giá trị nông sản, thúc đẩy KT-XH của huyện ngày một phát triển. Theo Báo Bắc Giang |
||
Khách tham quan vườn bưởi ở xã Thanh Hải (Lục Ngạn). |
Khu nhà sàn 2 tầng diện tích khoảng 600m2 là nơi phục vụ du khách ngồi uống trà, thưởng thức hoa quả. Các tầng của nhà sàn bố trí bàn làm bằng trúc, có quạt điện, loa kéo tay để mọi người giao lưu văn hóa, văn nghệ, nếu khách có nhu cầu có thể nghỉ qua đêm. Nhà sàn vừa hoàn thiện vào tháng 10 năm nay, kinh phí đầu tư hơn 2 tỷ đồng.
Ông Hữu hiện là Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Sản xuất nông nghiệp và Thương mại du lịch Thanh Hải với gần 10 thành viên tham gia. Gia đình ông có diện tích cam, bưởi lớn nhất trong số các thành viên của HTX (khoảng 10 ha), sản lượng quả năm nay ước đạt 300 tấn. "Năm ngoái, khách đến đây chỉ ngồi dưới lán nhỏ của gia đình, sức chứa vài chục người, hiện giờ chúng tôi có thể tiếp đón 200 khách cùng lúc" - ông Hữu nói.
Lục Ngạn có diện tích gần 28 nghìn ha cây ăn quả các loại, được mệnh danh là “thủ phủ trái cây của miền Bắc”. Mùa cam, bưởi năm nay, UBND huyện Lục Ngạn chuẩn bị chu đáo các điều kiện để đón khách tham quan. Thay vì tổ chức hội chợ như mọi năm, huyện tổ chức Chương trình du lịch “Về miền quả ngọt Lục Ngạn” năm 2022.
Cùng với trưng bày, giới thiệu trái cây tại khu vực quảng trường trung tâm (10 gian), UBND huyện Lục Ngạn lựa chọn 5 điểm, HTX du lịch tiêu biểu tham gia kết nối tổ chức các hoạt động để hút khách, gồm các điểm du lịch: Thôn Xẻ Cũ, xã Thanh Hải; thôn Gốc Vối, xã Trù Hựu; Bầu Tiên, thôn Đồng Giao, xã Quý Sơn; thôn Quý Thịnh, xã Quý Sơn; Làng Văn hóa Đông Bắc, thị trấn Chũ.
Những điểm được chọn có vườn cây ăn quả đẹp, giao thông thuận tiện, nhà vườn bước đầu có kinh nghiệm làm du lịch. Tại các điểm đều có gian hàng trưng bày, bán sản phẩm, có đội văn nghệ sẵn sàng phục vụ, giao lưu với du khách. Cách làm này tạo điều kiện để du khách được trực tiếp tham quan vườn cây ăn quả, chụp ảnh, thưởng thức trái ngọt ngay tại vườn.
Năm nay, diện tích trồng cam, bưởi toàn huyện hơn 4,4 nghìn ha, sản lượng quả ước đạt gần 52,4 nghìn tấn.
Bà Nguyễn Thị Năm, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lục Ngạn cho biết, trong Chương trình "Về miền quả ngọt Lục Ngạn” năm nay, UBND huyện tổ chức nhiều hoạt động như: Khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, văn nghệ quần chúng, từ ngày 22 đến 27/11; hưởng ứng, kết nối các điểm du lịch của các HTX (tổ chức gian trưng bày giới thiệu sản phẩm đặc trưng, trải nghiệm, thưởng thức ẩm thực địa phương). Chương trình "Về miền quả ngọt Lục Ngạn" sẽ kéo dài đến hết tháng 1/2023.
Trên địa bàn huyện có 29 HTX hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Các HTX đều xây dựng tour đón khách đến tham quan một số điểm trên địa bàn huyện như: Các vườn cây ăn quả đẹp, chùa Am Vãi, hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, thôn Bắc Hoa, làng nghề mỳ Chũ… Cách đây ít ngày, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với UBND huyện Lục Ngạn tổ chức khảo sát du lịch miệt vườn. Đoàn khảo sát có sự tham gia của gần 50 doanh nghiệp lữ hành, trong đó phần lớn doanh nghiệp làm du lịch có uy tín ở TP Hà Nội.
Bà Trương Thị Hồng Quyên, Phó Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Trần Việt (Hà Nội): "Đây là lần đầu tiên, tôi được tham gia khảo sát vườn cây ăn quả tại huyện Lục Ngạn và khá bất ngờ trước vẻ đẹp của các vườn cam, bưởi. Tới đây, đơn vị có kế hoạch liên kết với các HTX du lịch cộng đồng của huyện đưa khách về tham quan, trải nghiệm".
Đầu tư cho sản phẩm thế mạnh
Ngoài vườn cây ăn quả, các khu, điểm du lịch khác cũng được huyện chỉ đạo quan tâm đầu tư, giúp khách du lịch có những trải nghiệm thú vị. Tại điểm du lịch Làng Văn hóa Đông Bắc, thị trấn Chũ, từ tháng 11/2022 đến nay đón khoảng 7 nghìn khách đến tham quan, trong đó 2/3 khách ngoài huyện. Nơi đây có hơn 4 nghìn hiện vật, đồ sinh hoạt cổ xưa, độc đáo của vùng văn hóa Đông Bắc được đơn vị quản lý sưu tầm; trưng bày một số sản phẩm OCOP của tỉnh và huyện Lục Ngạn.
Khách đến tham quan nghe giới thiệu, thưởng thức ẩm thực độc đáo như: Xôi ngũ sắc, lợn quay, các món ăn từ ngựa, cá suối, rau rừng, rượu men lá... "Để hút du khách, chúng tôi đã thuê bãi đỗ xe khoảng 1 nghìn m2, đầu tư hệ thống đèn lồng, đèn trang trí xung quanh hồ nước, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, tôn tạo cảnh quan. Thông thường, điểm du lịch bố trí 8 nhân viên lễ tân, hướng dẫn viên, dịp này số lượng tăng gấp đôi. Chúng tôi hy vọng dịp này sẽ đón khoảng 20 nghìn lượt khách", Ông Lê Văn Tiến, Giám đốc HTX Làng Văn hóa Đông Bắc nói.
Qua nắm bắt từ các HTX du lịch cộng đồng, từ tháng 10 đến nay có khoảng 50 nghìn du khách về huyện Lục Ngạn, dự báo từ nay đến hết tháng 12 là cao điểm mùa quả ngọt, lượng khách sẽ tăng mạnh. Đây là những tín hiệu tích cực, khẳng định huyện Lục Ngạn hấp dẫn đối với du khách. Mùa cam, bưởi năm nay, huyện phấn đấu đón từ 100 đến 120 nghìn khách du lịch.
Nhằm thu hút khách đến với huyện Lục Ngạn nhiều hơn, thời gian tới, UBND huyện chỉ đạo tiếp tục lựa chọn các điểm, sản phẩm du lịch có thế mạnh để đầu tư. Định hướng các HTX xây dựng điểm du lịch với nhiều hoạt động vui chơi, trải nghiệm, tạo điểm nhấn, sự khác biệt để giữ chân du khách.
Ông Trương Văn Năm, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, cùng với quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, huyện sẽ chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, đặc biệt là giao thông, điện, viễn thông, lưu trú; nâng cao trình độ, kỹ năng làm du lịch cho người dân. Qua đó góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương, đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ, làm gia tăng giá trị nông sản, thúc đẩy KT-XH của huyện ngày một phát triển.
Theo Báo Bắc Giang