Việc xây dựng phát triển mô hình làng văn hoá dân tộc gắn với du lịch là một trong những mô hình tương đối phổ biến và mang lại nhiều kết quả nổi bật tại nhiều địa phương trên cả nước. Với bản Mậu tại Tây Yên Tử được đánh giá là một trong những địa phương hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng phát triển mô hình làng văn hoá dân tộc (Dao) gắn với phát triển du lịch tại nơi đây.
Bản Mậu địa phận thuộc thị trấn Tây Yên Tử, (huyện Sơn Động, Bắc Giang) là một trong những địa bàn quần cư của đồng bào dân tộc Dao chủ yếu người Dao Thanh Phán. Người Dao tại bản Mậu là một trong những dân tộc gìn giữ được nhiều nét văn hóa mang đậm bản sắc của dân tộc mình. Do đặc điểm về điều kiện địa lý kinh tế văn hóa xã hội trên địa bàn huyện và nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau nên hình thành nên sự khác nhau về văn hóa giữa người Dao ở Sơn Động và người Dao nơi khác. Trong số những giá trị văn hóa người Dao gìn giữ được thì nhiều phong tục tập quán của họ vẫn còn gìn giữ được mang đậm chất truyền thống: Trang phục, Hội cầu mùa, lễ cấp sắc, nghề thủ công truyền thống….
Bên cạnh đó, nơi đây còn là một trong những địa phận thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử với nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Khu bảo tồn Tây Yên Tử hiện có khoảng hơn 13 nghìn ha rừng và đất rừng đặc dụng. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (2003, 2009), bước đầu đã thống kê được sự đa dạng về thành phần phân loại học của các lớp thú, chim, bò sát và ếch nhái với 27 bộ, 91 họ, 285 loài.
Kết hợp với đó, Khu du lịch văn hóa tâm linh Tây Yên Tử của địa phương đã và đang là một trong những điểm du lịch nổi bật của Bắc Giang hàng năm thu hút đông đảo du khách tham quan trải nghiệm nhất là vào dịp đầu xuân lễ hội. Khu này thuộc trục đường phía sườn Tây Yên Tử lên chùa Đồng (thuộc đỉnh Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh) với tổng diện tích là 13,8ha thuộc khu vực Đồng Thông, thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang). Khu văn hóa tâm linh Tây Yên Tử chia làm 4 cụm chùa độc lập gồm: chùa Trình, chùa Hạ (chùa Phật Quang), chùa Trung, chùa Thượng (chùa Kim Quy), các điểm chùa có cao độ từ 145m đến điểm cao nhất gần 1.000m, kết nối với chùa Đồng, tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông trên đỉnh Yên Tử, cùng với hệ thống hạ tầng kĩ thuật, các công trình dịch vụ, hệ thống giao thông, cáp treo... đồng bộ. Ngoài ra tại Khu vực thị trấn Tây Yên Tử còn có bản Mậu là một trong bản làng của đồng bào dân tộc Dao – một trong những bản còn giữ được nhiều giá trị bản sắc văn hoá truyển thống độc đáo hấp dẫn du khách mỗi khi đến thăm.
Với tiềm năng du lịch vừa đặc sắc, vừa phong phú đa dạng về nhiều loại hình cả về sinh thái, văn hóa tâm linh gắn với điều kiện tự nhiên hoang sơ và nét văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc tiểu số nơi đây, đã hình thành nên nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng (Du lịch văn hóa tâm linh sinh thái, du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch khám phá tự nhiên…). Trong đó tour du lịch mang thương hiệu “Về miền đất thiêng Tây Yên Tử” - “Theo dấu chân Phật Hoàng” được đánh giá là một trong những sản phẩm du lịch chủ lực tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang đã và đang thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng. Trong đó có các cơ quan truyền thông; doanh nghiệp dịch vụ du lịch, lữ hành. Nhiều doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh đã xây dựng tour, tuyến đưa khách đến với các khu, điểm du lịch. Theo ghi nhận của cơ quan chuyên môn trong tuần văn hoá du lịch năm 2023 vừa qua riêng khu du lịch Tây Yên Tử đã đón 20 vạn khách tham quan. Đó là một con số đáng mừng báo hiệu sự khởi sắc của ngành du lịch Bắc Giang tới đây.
Với vai trò quan trọng, vị trí chiến lược, thị trấn Tây Yên Tử trong đó có bản Mậu được tỉnh Bắc Giang quy hoạch xây dựng thành trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ thương mại, nông lâm ngư nghiệp; khu du lịch tâm linh, du lịch vui chơi giải trí, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái của tỉnh; đầu mối giao thông đường bộ khu vực phía đông tỉnh Bắc Giang và huyện Sơn Động theo Quyết định số 623/QĐ-UBND ngày 22/6/2021 của UBND tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra, thị trấn được định hướng quy hoạch phát triển thành không gian khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết nối đô thị hiện hữu với đô thị dịch vụ mới, tạo ra sản phẩm du lịch mới cho địa phương nhằm thu hút đầu tư, tăng thu nhập cho người dân và trở thành điểm đến cuối tuần cho du khách khu vực miền Bắc.
Với điều kiện thuận lợi, ưu thế trên nhiều phương diện việc xây dựng mô hình Làng văn hoá dân tộc gắn với phát triển du lịch tại khu vực bản Mậu sẽ là một hướng đi phù hợp, sự lựa chọn đúng đắn cho việc đầu tư xây dựng nhằm hướng tới các lợi ích, hiệu quả trên nhiều phương diện văn hoá- xã hội, kinh tế cả mặt chính trị. Về về văn hóa, xã hội việc xây dựng mô hình làng văn hoá dân tộc sẽ hình thành các thiết chế văn hóa - thể thao, sinh hoạt cộng đồng của làng nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Bảo tồn, phát huy, làm sống dậy các giá trị văn hóa tốt đẹp, nhất là truyền thống giữ làng, giữ nước. Hiệu quả về kinh tế sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân, phát triển du lịch trên địa bàn, giúp chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản xuất nông nghiệp sang dịch vụ du lịch trên địa bàn; Nâng cao năng suất lao động, tạo cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân….
Như vậy, với những ý nghĩa thiết thực và hiệu quả to lớn mà mô sẽ hình mang lại. Cùng với đó sự quan tâm sâu xát của các cấp uỷ chính quyền trong việc bảo tồn, khai thác, phát huy văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và người Dao tại Bản Mậu nói riêng gắn với phát triển du lịch như hiện nay thì việc xây dung mô hình làng văn hoá dân tộc gắn phát triển du lịch thực sự là hướng đi phù hợp, đúng đắn. Tuy nhiên để xây dựng khai thác mô hình đảm bảo tính khả thi và hiệu quả thì lại là cả một vấn đề không hề đơn giản. Theo đó, cần có sự nỗ lực chung tay góp sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị các cấp chính quyền địa phương các đoàn thể chính trị và Nhân dân nhất là dân cư địa phương. Trước hết quan tâm đến một số vấn đề, nhiệm vụ trọng tâm như: Vấn đề cơ chế chính sách xây dựng và khai thác phát triển hoạt động làng văn hoá du lịch; Công tác khảo sát khảo sát, phân tích, đánh giá về tiềm năng, lợi thế đầu tư xây dựng làng văn hoá du lịch tại địa phương; Cơ chế tổ chức vận hành quản lý làng mô hình làng văn hoá; Công tác tập huấn, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động của làng văn hoá du lịch; Đặc biệt đa dạng hình thức hoạt động truyền thông quảng bá hình ảnh du lịch đến đông đảo công chúng/.
Hà Bộ