Giá: Miễn phí
Số điện thoại: 0204.3874148
Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
Email: phongvhtt_vietyen@bacgiang.gov.vn
Địa chỉ: Xã Vân Hà, Thị xã Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang
1. Giới thiệu chung
Thổ Hà là một làng cổ nằm bên bờ bắc dòng sông Cầu thơ mộng, phía bên kia bờ Nam dòng sông là tỉnh Bắc Ninh. (Thổ là đất Hà là sông chính vì vậy Thổ Hà là một ngôi làng nằm bên cạnh dòng sông cũng như theo tên gọi của nó). Ngôi làng thuộc xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, có lẽ đây là ngôi làng cổ hiếm hoi còn lưu giữ được không gian màu sắc, dấu ấn đặc trưng của vùng quê kinh Bắc xưa với hình ảnh cây đa, bến nước sân, đình, những ngôi nhà cổ, những con ngõ nhỏ rêu phong cổ kính đã tạo nên một quần thể kiến trúc cảnh quan hết sức độc đáo. Thổ Hà xưa kia còn là một trong 3 trung tâm gốm sứ cổ của người ( gồm Phù Lãng, Bát Tràng và Thổ Hà). Ngày nay đến thăm Thổ Hà du khách sẽ thấy dấu tích của nghề gốm còn sót lại trên một số mảng tường được xây bắt mạch bằng những mảnh gốm hay tiểu sảnh vỡ… Đến nơi đây du khách thấy cảnh tấp nập trên bến dưới thuyền, được ghé thăm các gia đình làm nghề truyền thống có từ lâu đời như: làm mì gạo, nấu rượu, làm bánh đa nem, được thưởng thức những làn điệu quan họ làm say lòng biết bao du khách.
1. Về Di sản vật thể
Cổng làng Thổ Hà: Cổng có kiến trúc đẹp, bề thế và cổ kính, được làm từ đôi bàn tay của những nghệ nhân dân gian của làng, thể hiện sự thịnh vượng của nghề gốm xưa kia. Đây là một trong những chiếc cổng làng đẹp nhất ở vùng hạ và trung lưu sông Cầu.
Đình Thổ Hà: Là một ngôi đình nổi tiếng của xứ Kinh Bắc, được xây dựng vào năm 1692, thời vua Lê Hy Tông. Đây là ngôi đình cổ thứ hai ở Bắc Giang (sau đình Lỗ Hạnh được xây dựng năm 1576). Đình Thổ Hà được tạo bởi ba nếp nhà là tiền tế, đại đình và hậu cung. Các mảng chạm khắc trên các cấu kiện kiến trúc thể hiện phong cách thời Lê rõ nét, có giá trị nghệ thuật cao, chủ yếu là tứ linh, tứ quý, hoa lá cách điệu, chim, thú và con người. Đặc biệt tại ngôi đình có bức cửa võng được công nhận là bảo vật quốc gia. các nhà nghiên cứu nghệ thuật xem đình Thổ Hà là một bảo tàng nghệ thuật kiến trúc cổ Việt Nam. Năm 1962, đình Thổ Hà đã được xếp hạng là Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia.
Chùa Thổ Hà: Chùa có tên là “Đoan Minh Tự." Chùa xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, có quy mô lớn. Kiến trúc chùa hiện nay xây dựng theo bình đồ nội công ngoại quốc quy mô lớn, bao gồm: Tòa tiền đường 5 gian, 2 chái; thượng điện 5 gian; tòa mặt động 5 gian, 2 chái; hai dãy hành lang mỗi dãy 10 gian; nhà tổ 6 gian, 2 chái xây phía sau tòa tam bảo (cách tòa tam bảo một khoảng sân gạch). Trong tam bảo chùa bài trí hệ thống tượng Phật, hoành phi, câu đối tương đối hoàn chỉnh, được sơn thếp lộng lẫy. Chùa Thổ Hà được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1996.
Văn chỉ làng Thổ Hà: Được xây dựng vào thế kỷ XVII, thờ Khổng Tử, Tứ Phối, 72 vị tiên hiền… Nơi đây được coi là cái nôi của nền học thức Thổ Hà. Đây cũng là địa điểm thu hút khá đông du khách đến tham quan, nhất là vào mùa thi cử, các sĩ tử đều đến đây thắp hương, lễ bái với tấm lòng thành kính. Văn chỉ làng Thổ Hà được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1999.
1.2. Về di sản phi vật thể
Làng nghề làm gốm Thổ Hà: Nghề gốm ở Thổ Hà phát triển rực rỡ từ thế kỉ 14. Đây là một trong ba trung tâm gốm sứ cổ xưa nhất của người Việt. Gốm Thổ Hà mang những nét đặc sắc riêng hiếm có: độ sành cao, không thấm nước, tiếng kêu như chuông, màu men nâu đỏ mịn màng, ấm áp và gần gũi. Làng chỉ làm đồ gốm gia dụng, những chum vại, tiểu sành, chĩnh chõ nổi tiếng một thời. Đến năm 1992, hầu hết nhà kho, xưởng gốm được thanh lý, nghề gốm Thổ Hà gần như mất hẳn sau gần sáu thế kỷ tồn tại. Đến nay chỉ còn vài hộ trong thôn sản xuất nhỏ lẻ để lưu giữ lại nghề đã từng nổi tiếng một thời
Ẩm thực Thổ Hà: Thổ Hà còn nổi tiếng với những nết văn hóa ẩm thực dân dã, bình dị mà đậm đà, hình thức hấp dẫn, công phu chế biến khiến mỗi người thưởng thức sẽ nhớ mãi không quên. Đó là Bánh đa nướng, bánh đa nem, mỳ gạo, bánh khúc tai mèo, chè xắn, xôi xéo, cháo bánh canh, xôi nén, xáo chuối...
Quan họ cổ Thổ Hà: Theo các nhà nghiên cứu thì Quan họ Thổ Hà có từ lâu đời và hiện vẫn được gìn giữ theo lối cổ. Người xưa cũng đã có câu: “Về Thổ Hà mới ra Quan họ” là có ý để nói về lối chơi Quan họ cổ. Nếu như đến Thổ Hà vào những ngày xuân du khách sẽ được hòa mình vào không khí hội xuân với các liền anh, liền chị xúng xính trong những bộ khăn áo mớ ba, mớ bẩy với nón thúng quay thao, áo the khăn xếp dập dìu những canh Quan họ thâu đêm, suốt sáng.
Lễ hội Thổ Hà: Lễ hội Thổ Hà được Nhà nước ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia (Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL, ngày 27/12/2012. Lễ hội Thổ Hà được tổ chức vào ngày 20, 21, 22 tháng Giêng hằng năm). Tại đây quý khách sẽ được trải nghiệm Canh hát Quan họ đặc sắc thâu đêm suốt sáng của các Nghệ nhân Quan họ, được xem diễn Tuồng, được lên thuyền hát đối quan họ trên Sông Cầu cùng nhiều trò chơi dân gian rộn ràng, làm đắm say du khách.
Văn Dương
Khoảng cách: 10,31 km
Khoảng cách: 11,76 km
Khoảng cách: 17,23 km
Khoảng cách: 19,49 km
Khoảng cách: 19,65 km
Khoảng cách: 19,75 km
Khoảng cách: 19,78 km
Khoảng cách: 10,53 km
Khoảng cách: 10,83 km
Khoảng cách: 11,05 km
Khoảng cách: 12,39 km
Khoảng cách: 12,47 km
Khoảng cách: 17 km
Khoảng cách: 17,14 km
Khoảng cách: 18,46 km
Khoảng cách: 18,49 km
Khoảng cách: 19,11 km
Khoảng cách: 19,14 km
Khoảng cách: 19,28 km
Khoảng cách: 19,34 km
Khoảng cách: 19,57 km
Khoảng cách: 19,93 km
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 4,35 km
Khoảng cách: 8,86 km
Khoảng cách: 10,31 km
Khoảng cách: 11,08 km
Khoảng cách: 12,09 km
Khoảng cách: 13,43 km
Khoảng cách: 14,16 km
Khoảng cách: 17,30 km
Khoảng cách: 17,46 km
Khoảng cách: 17,80 km
Khoảng cách: 18,41 km
Khoảng cách: 19,37 km